So sánh có thể là một trong những phương pháp rất tốt để phân tích,rút ra kết luận tích cực, tiêu cực của một vấn đề, chỉ ra sự khác biệt, cũng như sự ưu việt hay hạn chế giữa hai đối tượng cùng thể loại. Nhưng nếu thiếu đi cái nhìn khách quan toàn diện về sự vật hiện tượng sẽ dẫn đến sự so sánh khập khiễng, và thậm chí là sự so sánh ngu dốt. Đoan Trang đã phạm phải lỗi đó khi cô so sánh về “kết quả bỏ phiếu ủng hộ dự thảo Hiến Pháp mới” của Quốc hội Việt Nam với các sự kiện chính trị trên thế giới để rồi đi đến một kết luận khiên cưỡng đó là nền chính trị Việt Nam “độc tài”.
Đoan Trang đã so sánh một cách rất phi khoa học về kết quả sự đồng thuận của Quốc hội Việt Nam trong việc ủng hộ bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp với những sự kiện chính trị của một số nước trên thế giới mà Đoan Trang cho là độc tài. Đoan Trang đã vô cớ đánh đồng phiên bỏ phiếu ngày 28 tháng 11 vừa qua với một số sự kiện của các chế độ đã lùi xa trong quá khứ như cuộc bỏ phiếu Hiến Pháp năm 1973 của Tổng thống Marcos tại Philipine; Tổng thống Saddam Hussen tái đắc cử năm 2002; Rồi các chủ tịch của CuBa đắc cử; hay nhắc lại các kết quả bầu cử của các Xô Viết Trung Ương và địa phương của Liên Xô…”
Khi dẫn ra các dẫn chứng này Đoan Trang có ý cho rằng các chế độ đã sụp đổ ở trên và chế độ Việt Nam hiện nay có nhiều nét tương tự nhau và đều là độc tài. Nhưng theo bản thân tôi thì đây là một sự so sánh vô lý, thiếu đi cái nhìn lịch sử cụ thể cũng như thể hiện cách nhìn nhận quá thiển cận của blogger Đoan Trang. Rõ ràng Đoan Trang đã lấy các kết quả có thật của các sự kiện lịch sử có thật để chứng minh cho một nhận định vô căn cứ mang tính chủ quan duy ý chí của cá nhân. Các sự kiện lịch sử của một số nước có nền chính trị đã từng sụp đổ như Tổng thống Marcos của Philipine ;của Saddam Hussen ở I-rắc, hay như Liên Xô…xét về một khía cạnh nào đó có thể có một số ít các nét tương đồng, có hiện tượng giống với một số sự kiện Việt Nam hiện nay. Đó chỉ là mới giống về hiện tượng của một sự kiện chứ chưa hề có sự giống nhau hoàn toàn của hai sự kiện của hai thời điểm. Vậy thì nói gì đến sự giống nhau giữa các chế độ chính trị. Bởi sự diễn biến của tình hình chính trị xã hội của một chính thể chính trị theo dòng lịch sử là tập hợp hàng loạt các sự kiện. Vậy nên có chăng sự giống nhau giữa sự kiện chính trị ở Việt Nam hôm nay với một sự kiện chính trị đã xảy ra ở các nước nêu trên cũng chẳng thể nói lên điều gì cả.
He-ra-clit đã nói rằng “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”, đấy là luận điểm luôn đúng. Thế giới luôn luôn vận động biến đổi, thế giới không bao giờ đứng yên một chỗ, vận động là quy luật phát triển của thế giới vật chất. Vì vậy sẽ không bao giờ có sự giống nhau hoàn toàn của một sự kiện đã xảy ra trong lịch sử với một sự kiện hiện tại. Càng không thể dựa vào sự trùng phùng ngẫu nhiên của hai sự kiện trong quá khứ và hiện tại để quy kết bản chất của một chính thể. Tóm lại không thể quy kết rằng chế độ chính trị Việt Nam hiện nay là độc tại bởi vì tỉ lệ ủng hộ bản dự thảo Hiến pháp cao 97% . Đó là một sự quy chụp ngu dốt của kẻ bại não. Một bản Hiến Pháp đã lấy ý kiến sâu rộng nhân dân, nay đưa ra để lấy ý kiến của các Đại biểu Quốc hội có tỉ lệ cao là đúng theo quy luật logic.
Nếu đặt giải thuyết là luận điểm của Đoan Trang là đúng thì sao Đoan Trang không lấy dẫn chứng là chế độ Ngô Đình Diệm ra để làm minh chứng cho một chế độ độc tài đã sụp đổ. Ngô Đình Diệm đã được CIA dựng lên làm tổng thống của VNCH trong một cuộc đại bịp bầu cử do CIA dàn dựng với tỉ lệ số phiếu ủng hộ là 98,2 %. Đấy là một chế độ dân chủ theo hình mẫu Mỹ, hình mấu chế độ mà quan thầy của các nhà “dân chủ” đang muốn dựng lên. Đúng là cái lưỡi không xương trăm đường lắt léo, Đoan Trang cố tình lấp liếm đi cái hình mẫu dân chủ là bằng chứng tang thương cho miền Nam Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử, bởi đơn giản Trang đang ăn cơm của quan thầy nên cố tình chà đạp quá khứ, quên đi nỗi nhục ô nhục của những kẻ theo Mỹ như Trang bây giờ.
Mặt khác, những chế độ mà Đoan Trang dẫn chứng ra trên đây gọi là “độc tài” thực chất đó là những chế độ “độc tài” theo luận điệu tuyên truyền của Mỹ và phương Tây mà thôi. Tại sao Mỹ gọi là độc tài, nhưng trước đó vẫn nuôi dưỡng, chẳng hạn như chế độ của Saddam Hussen của I-rắc, chế độ của Ferdinand Marcos của Philipine? Mỹ nuôi những chế độ này ban đầu vì những chế độ này tuân theo lợi ích Mỹ, chỉ khi những chế độ này bất tuân mới bị Mỹ lật đổ thông qua các “nhà dân chủ” như Đoan Trang mà thôi. Vậy nên tốt nhất đừng tin theo những luận điểm mà Đoan Trang vẫn rêu rao. Một chế độ như Việt Nam là rất ưu việt, quyền lực thống nhất nhưng vẫn duy trì sự phản biện và quyền làm chủ của nhân dân thông qua Quốc hội. Như thế sao có thể gọi là độc tài được.
Việt Nam là riêng, là duy nhất, chẳng giống với bất cứ Quốc gia nào cả. Liên Xô, Đông Âu và Việt Nam có cùng chế độ XHCN, Liên Xô Đông Âu sụp đổ nhưng Việt Nam không thể sụp đổ. Bởi con đường phát triển và sự hoạch định chính sách chiến lược của mỗi nước là khác nhau. Vậy nên sự quy chụp tương đồng vô căn cứ của Đoan Trang nhằm phủ nhận sự đồng thuận của đa số Đại biểu Quốc hội khi thông qua dự thảo Hiến Pháp mới hoàn toàn phá sản.
Rise Up
Linh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét