PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

HỌ CÓ THỰC SỰ ĐẤU TRANH VÌ XÃ HỘI TỐT ĐẸP HƠN?



Không một xã hội nào là hoàn hảo, bởi thế nên luôn có những người hoăc lên tiếng, hoặc hành động để thúc đẩy xã hội tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng chen giữa những tiếng nói trung thực, dũng cảm của các nhà cải cách xã hội, cống hiến cả đời mình cho cộng đồng là những kẻ chộp giật, cơ hội, khoác trên mình vỏ bọc của nhà đấu tranh để kích động cộng đồng tạo thành tích cho họ khi khoe mẽ với quốc tế.

Trước tiên phải kể đến Kiến nghị 72 và Diễn đàn Xã hội Dân sự. Thành phần cốt cán của hai phong trào này là nhóm trí thức bất đồng chính kiến. Nhưng thử hỏi xem tại sao họ lại bất đồng? Thế nào là trí thức và trách nhiệm của trí thức là gì? Rất nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra xoay quanh vấn đề này, nhưng một cách chung chung, người dân nào cũng hiểu rằng trí thức là những người sử dụng trí tuệ của mình để đóng góp các giá trị vật chất hoặc tinh thần cho xã hội. Nhóm trí thức này chưa có một công trình nghiên cứu hoặc sáng tạo nào có giá trị thúc đẩy sự đi lên của xã hội. Thường thì họ sẽ đổ tội cho cơ chế không cho phép, nhưng hiện nay cơ hội để thực hiện những dự án mang tính học thuật cao được tư nhân và quốc tế hỗ trợ rất nhiều, nhưng những trí thức này (vẫn tự cho rằng mình được quyền đại diện cho giới trí thức và người dân Việt Nam) không hề hướng tới những hoạt động có ích đó. Hãy nhìn xem họ làm gì? Họ hô hào phong trào bỏ Đảng. Một vài cá nhân bỏ Đảng có giúp xóa đói giảm nghèo, có bảo vệ môi trường hay giúp cải cách giáo dục hay không?… Xin thưa là không! Nên việc này không có gì là đáng tự hào để tung hô khắp nơi cả! Ngược lại, việc làm này được kích động bởi các phần tử chống Cộng lưu vong để đẩy lên làm hình ảnh truyền thông cho Diễn đàn Xã hội Dân sự. Nếu việc làm này có ý nghĩa tại sao không kêu gọi được sự tham gia của các trí thức có công trình cải cách xã hội thực sự mà chỉ lan truyền được trong một nhóm những người bất mãn vì tự cho rằng tài năng của mình phải được trọng dụng nhưng thực tế không diễn ra như thế.

Cuộc “Giao lưu Nhân quyền” của Hội Anh Em Dân Chủ được tổ chức tại nhà hàng Gió Mới – Công viên Thống Nhất, với sự tham gia của nhiều người đấu tranh dân chủ và đại diện các Đại sứ quán, được biết bữa tiệc hôm đó được tài trợ toàn bộ. Cuộc gặp mặt này mục đích để làm gì? Đa phần người tham dự hôm đó không phải thành viên của Hội Anh em Dân chủ, cũng chưa làm được gì để bảo vệ quyền con người ngoài việc chửi bới chính quyền trên Facebook. Một cuộc gặp về chủ đề Nhân quyền mà ngay cả những nhà làm từ thiện nổi tiếng hiện nay ở Việt Nam cũng không có mặt thì không hiểu rằng ý nghĩa cuộc gặp này để làm gì? Liệu đại diện các đại sứ quán có hiểu lầm rằng tất cả những người đến đó đều là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, đều là những người đã hi sinh cả đời mình cho việc thực thi nhân quyền hay thực ra chỉ là những thành viên ảo để chứng tỏ rằng Hội cũng có đông đảo nhân sự? Liệu những người được mời đến đó có biết rõ thực hư mối quan hệ giữa Hội này và các đại sứ quán không hay chỉ là sự khoe mẽ do admin của Hội để thu phục quần chúng? Sau cùng, cuộc gặp chẳng mang lại cái gì ngoài một bức hình chụp chung đăng lên facebook để làm đẹp profile của những người tham gia.

Mạng lưới Blogger 258 tổ chức một buổi phát bóng, thắp nến và phát tài liệu vì Nhân quyền. Bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền này có đầy đủ trên Wikipedia, nếu thật sự muốn giới thiệu cho người dân về nhân quyền, chỉ cần share link là đủ, nhưng những người này họ không làm thế mà lại đi phân phát tờ rơi ở Công viên Thống Nhất. Trong khi pháp luật quy định việc phân phát tờ rơi cần có giấy phép của chính quyền. Về cơ bản đây là hoạt động vi pham pháp luật. Họ không nghĩ đến việc những công nhân vệ sinh phải đi dọn dẹp rác thải do họ vứt ra, không quan tâm đến việc hành vi của họ phá ngày nghỉ cuối tuần của người dân cả tuần đi làm vất vả. Điều đáng nói là lúc phát bóng họ để cho trẻ em phân phát và chụp ảnh truyền thông, còn mình thì giấu mặt. Các em bé là những Blogger chăng? Hay chính những em bé thậm chí có khi còn chưa đánh vần được hai chữ “Nhân quyền” mới là những người thực thi nhân quyền thực sự.

Xã hội không thể tốt đẹp hơn theo cách này. Xã hội chỉ tốt đẹp hơn khi những nhà đấu tranh không sống bằng “nghề đấu tranh”, và đó không còn là sự nghiệp nữa, đó là sự mưu sinh.

Nguyễn Ngọc Bích
http://giaidieutoquoctoi.wordpress.com/2013/12/09/ho-co-thuc-su-dau-tranh-vi-xa-hoi-tot-dep-hon/?preview=true&preview_id=11&preview_nonce=e99f1817a4&post_format=image

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét