PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Phản bác nhóm “Tuyên bố 258” về Tuyên bố liên quan phiên tòa Đinh Nhật Uy


Ngày 24/10/2013, nhóm Tuyên bố 258 phát đi bài viết Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về cáo trạng và phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy, nội dung cho rằng Đinh Nhật Uy bị truy tố theo Điều 258 BLHS là vi phạm Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, là sự “sự suy diễn tùy tiện, không dựa vào bất kỳ một nền tảng pháp lý, quy định cụ thể nào, với phạm vi áp dụng bao trùm lên bất kỳ sinh hoạt nào của công dân”, chủ thể bị xâm hại là Nhà nước và Nhà nước “vừa là bên điều tra, buộc tội (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân), vừa có thẩm quyền xét xử (Tòa án)”, sau đó là đề nghị lộng ngôn đòi Viện Kiểm sát nhân dân truy tố các ông lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà báo, blogger…theo Điều 258 BLHS. Có thể nói sau bản Tuyên bố 258, hành động trình/thưa/gửi tới các ĐSQ, tổ chức quốc tế để mong họ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, ngăn cản Việt Nam trở thành thành viên HDNQ LHQ, nhóm người tự nhận là “Mạng lưới Blogger Việt Nam” này tiếp tục phơi bày nhận thức hạn chế về pháp luật, lộng ngôn đến bệnh hoạn với thái độ thách thức công luận, phấp luật và thể chế.

1. Chúng tôi thêm một lần nữa giải thích về Điều 258 BLHS

Điều 258 BLHS là cần thiết, đã xác định hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là tội phạm. Cần phải hiểu rõ đây là hành vi: sử dụng các quyền tự do, dân chủ hợp pháp vào hoạt động bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, qui định tại Điều 258 BLHS không hề trái với các qui định của Hiến pháp về đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân cũng như tinh thần các văn bản quốc tế về Nhân quyền. Hậu quả, tác hại do hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân gây ra là rất lớn, bao gồm cả về vật chất lẫn tinh thần. Về vật chất, hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại gián tiếp do làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường và lợi ích bị xâm hại của cơ quan, tổ chức, công dân. Về mặt tinh thần hành vi phạm tội gây ra những ảnh hưởng, tác hại, hậu quả đối với danh dự, uy tín của tổ chức, công dân, tư tưởng, ý thức chính trị của quần chúng nhân dân và toàn xã hội.

Biểu hiện của hành vi phạm tội trên thực tế
Trên thực tế, hoạt động lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thường được thực hiện bằng các hành vi sau:
- Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản để thu thập tài liệu, chụp ảnh, ghi âm, quay phim, viết bài, soạn thảo, in ấn, phát biểu, rao giảng, trả lời phỏng vấn, đăng bài, tán phát... các tài liệu có nội dung sai sự thật hoặc sự việc chưa được xác minh, chưa được phép công bố để viết bài, đưa tin nhằm vu cáo, xuyên tạc, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân, làm tổn hại đến uy tín, sự hoạt động bình thường và các lợi ích khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Lợi dụng quyền tự do khiếu nại, tố cáo để tố cáo sai sự thật, khiếu kiện trái pháp luật; lôi kéo, kích động, ép buộc, dụ dỗ, tụ tập đông người trái phép nhằm gây áp lực, tạo dư luận nhằm bôi nhọ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm hoặc mất uy tín của cán bộ nhà nước, làm cho quần chúng nhân dân hiểu sai chủ trương , đường lối, chính sách, của Đảng và Nhà nước, gây thiệt hại về vật chất cho cơ quan nhà nước, tổ chức, làm mất trật tự công cộng của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Lợi dụng các quyền tự do lập hội, hội họp để lập ra các tổ chức, đảng phái, hội nhóm bất hợp pháp, không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về lập hội với mục đích chống chính quyền nhân dân; lôi kéo, kích động, tụ tập đông người để hội họp trái pháp luật nhằm tuyên truyền, thảo luận, phao tin đồn nhảm, phổ biến các thông tin có nội dung bịa đặt nhằm xâm hại đến trật tự, an toàn xã hội, lợi ích khác của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
- Lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng để lôi kéo tín đồ vào các hoạt động có mục đích xấu; xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, gây mất an ninh trật tự; lợi dụng sinh hoạt, lễ nghi và lòng tin tôn giáo để rao giảng, truyền bá các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân...
Hoạt động phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được thực hiện công khai như: tiến hành viết bài để phát tán; tiến hành tuyên truyền, rao giảng trước quần chúng giáo dân trong các buổi sinh hoạt tôn giáo...


2. Xét bản Cáo trạng được chụp, đăng trên Diễn đàn X-café, những thông được báo chí phản ánh, chúng tôi thấy rõ:

-  Đinh Nhật Uy đã đăng những bài viết như “Những Đảng viên dám nhìn vào sự thật” ngày 19/12/2012 có  nội dung đánh giá về năng lực, cách thức điều hành đất nước với lời lẽ xúc phạm những người đứng đầu Chính phủ

- Tin đăng ngày 21/12/2013 có lời lẽ khiếm nhã, xúc phạm đến bà Đặng Thị Thâm (Nhà đối diện với nhà Đinh Nhật Uy) và bà bày đã có đơn đề nghị xử lý bằng pháp luật với Uy.

- Bài viết ngày 2/3/2013 của Đinh Nhật UY có những từ ngữ thô tục, xâm hại đến thương hiệu Tập đoàn bưu chính Viễn thông Quân đội (Viettel)  và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và các cơ quan, tổ chức này đã có yêu cầu xử lý bằng pháp luật với Uy.-

- Những bài viết, tin đăng trên Facebook của Uy đã được nhiều người đọc, thể hiện sự ủng hộ (bằng like), chia sẻ trên mạng Internet và bình luận với lời lẽ bôi xấu, xúc phạm đến Nhà nước, tổ chức, cá nhân nêu trên (đây là cơ sở chứng minh hậu quả của hành vi, đồng thời Uy cũng phải chịu trách nhiệm với  những bình luận lời lẽ xấu trên Facebook  của bản thân).

Những hành vi trên của Đinh Nhật Uy đã chứng minh  Uy  lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, để thu thập tài liệu, viết bài, phát biểu, đăng bài, tán phát... các tài liệu có nội dung sai sự thật, thiếu căn cứ nhằm bôi nhọ cá nhân (bà Đặng Thị Thâm), làm tổn hại đến uy tín và các lợi ích chính đáng, hợp pháp của 2 tổ chức viễn thông (Viettel, VNPT), Chính phủ,ngành công an, một số cơ quan, chính quyền và hậu quả đã “tác động” đến người đọc, người tiếp nhận thông tin sai lệch đó. Như vậy về mặt khách quan, các hành vi của Đinh Nhật Uy đã đủ cấu thành tội phạm theo Điều 258 BLHS. Việc xử lý Uy là nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội tiếp diễn, không để tiếp tục gây hậu quả, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước, giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật và làm gương, phòng ngừa hoạt động phạm tội tương tự phát sinh.

3. Với nhóm “Tuyên bố 258”

Với bản Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về cáo trạng và phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy nêu trên đã chứng tỏ nhóm “Tuyên bố 258” tiếp tục phát huy sở trường lộng ngôn, xuyên tạc pháp luật và “kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc coi sự kiện truy tố và xét xử Đinh Nhật Uy là một trong những vấn đề cần xem xét trong việc Việt Nam ứng cử để trở thành thành viên của Hội đồng”, cho thấy việc chúng tôi – những thành viên của Hội Những Người Phản Bác “Tuyên bố 258” thấy cần tiếp tục lên án nhóm người thiếu số mạo danh/tiếm danh cộng đồng blogger Việt Nam xuyên tạc pháp luật Việt Nam, vận động Hội đồng Nhân quyền LHQ và quốc tế cản trở Việt Nam trở thành thành viên, đe dọa/gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân, quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi đề nghị các cơ quan pháp luật cần xác định rõ những kẻ khởi xướng, soạn thảo những văn bản đáng lên án trên và có hình thức xử lý thỏa đáng. Đồng thời chúng tôi tiếp tục kêu gọi các bạn, các anh chị, cô chú bác ủng hộ hoạt động của Hội Những Người Phản bác “Tuyên bố 258”, ký tên ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Hành động của chúng ta là “một bằng chứng khẳng định tiếng nói của cộng đồng mạng đồng thời cũng là minh chứng rõ ràng chứng minh sự thật về thực thi nhân quyền tại Việt Nam” tới công luận, tới các bạn bè quốc tế trước những lời lẽ xuyên tạc, chống phá của nhóm người tham gia “Tuyên bố 258” và đồng bọn của chúng ở trong và ngoài nước.
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com

P/S: Chữ ký ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc xin điền vào mẫu http://tinyurl.com/unghovietnam với đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú và số điện thoại (Lưu ý số điện thoại chỉ dùng để thẩm định, kiểm chứng việc tự nguyện/danh tính ký tên là xác thực, không công khai). Hoặc chữ ký cũng có thể gửi về địa chỉ thư điện tửphanbactuyenbo258@gmail.com . Thời hạn ký tên từ 20h ngày 23/10/2013 đến 24h ngày 10/11/2013. Chúng tôi sẽ tập hợp danh sách này công khai trên các phương tiện truyền thông trong - ngoài nước, gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Thư cảm ơn Ban Quản trị và độc giả KBC Hải Ngoại


Thưa các bác, các bác, các anh chị Ban Quản trị và độc giả KBC Hải Ngoại,

Nhóm khởi xướng vận động ký tên ủng hộ Việt Nam ứng cử HĐNQ LHQ rất vui khi được biết, nhà báo Nguyễn Phương Hùng, người ký tên thứ 68 với thông điệp gửi cho những cá nhân/tổ chức hải ngoại đang cần mẫn chống phá “The best way to let Viet Nam improves Human Rights is accepting Vietnam become a member of United Nations Human Rights Committee”  vừa gửi thông báo đến trang của Hội Những Người Phản Bác Tuyên bố 258: "Tin vui các cháu Hoàng Nhật Lệ, Võ Khánh Linh và các bạn trẻ: độc giả KBCHN ủng các cháu đông lắm. Nếu VN trở thành thành viên của Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ sẽ là câu trả lời mạnh mẽ nhất cho các tổ chức đấu tranh cuội trong và ngoài nước.". Đây là niềm vui, là sự động viên, khích lệ tinh thần rất lớn đối với chúng cháu ngay trong ngày đầu của cuộc vận động.

Chúng cháu nhận thức rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên Hội Đồng Nhân Quyền - Liên Hợp Quốc là trách nhiệm và đồng thời cũng là vinh dự cho Việt Nam. Đây không chỉ là một cơ hội tốt để Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, mà  còn mở ra chặng đường mới cho cả chính phủ, nhân dân Việt Nam cùng nhau xây dựng một đất nước dân chủ, công bằng, văn minh với các mục tiêu cao đẹp “tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và nhà nước pháp quyền, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường”.

Chúng cháu vô cùng cảm động trước tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc của nhà báo Nguyễn Phương Hùng và các độc giả KBCHN. Những lời chia sẻ như của bác Phạm Quang Tạ “Việt nam là một đất nước tự do dân chủ thật sự, dù ai có cố tình bôi nhọ thì sự thật vẫn là sự thật. Chỉ người dân đang sống yên bình trên đất nước của mình mới cảm nhận được sự hạnh phúc ấy. Dân Việt nam không bao giờ chấp nhận kiểu dân chủ mà Mỹ đã đem vào Irac, Apganitan, libia...Chết chóc đau thương đã quá đủ rồi”, của bác Vietnamese AmericansTôi có đi nhiều nước, tôi có tìm hiểu về chính trị thế giới, tôi có tìm hiểu về nhân quyền VN và xét tình hình thực tế của VN hiện tại. Tôi khẳng định VN là nước có dân chủ và nhân quyền. Tôi ủng hộ VN ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốchay của bác Nguyễn Quốc Thắng Càng theo dõi tình hình thế giới, Tôi mới thấy Việt Nam đáng sống và thanh bình biet bao. Tôi ủng hộ Việt Nam vào hội đồng nhân quyền”….là những nhận xét khách quan, chân thành của những người Việt được đi nhiều nơi trên thế giới.

Chúng cháu mong tiếp tục nhận được sự động viên, cổ vũ từ các bác trong Ban Quản trị và độc giả của KBC Hải Ngoại. Mỗi cá nhân đơn lẻ là một hạt cát, nhưng nhiều hạt cát góp lại sẽ thành bãi cát. Mỗi chữ ký của các bác là một bằng chứng khẳng định tiếng nói của cộng đồng mạng đồng thời cũng là minh chứng rõ ràng chứng minh sự thật về thực thi nhân quyền tại Việt Nam.
TM nhóm khởi xướng
Võ Khánh Linh
 Địa chỉ đã đăng thư cảm ơn: 
http://kbchn.net/tin-tuc/loi-keu-goi-ky-ten-ung-ho-viet-nam-ung-cu-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hiep-quoc.aspx?purl=loi-keu-goi-ky-ten-ung-ho-viet-nam-ung-cu-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hiep-quoc&type=2

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

KÝ SỰ NGÀY ĐẦU TIÊN KÊU GỌI KÝ TÊN “ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC”


Với những yêu cầu về thông tin cá nhân có thể nói là khá khắt khe, ngoài họ và tên, ngày tháng năm sinh và đường link trang cá nhân, người tham gia ký tên còn phải cung cấp số điện thoại và địa chỉ. Vậy mà chỉ sau 18 tiếng kể từ khi “Lời kêu gọi ký tên ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền – Liên Hợp Quốc” được phát tán, đã có 77 chữ ký hợp lệ trên 90 chữ ký tham gia. Lời kêu gọi đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía cộng đồng mạng với những lời chia sẻ đầy trách nhiệm.

Bạn Nguyễn Thế Thuận đến từ Yên Thành, Nghệ An chia sẻ: “Tôi ủng hộ việc Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Bởi chúng tôi là nhân dân Việt Nam và chúng tôi thấy nước Việt Nam là một nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới quyền lợi của nhân dân, luôn hướng tới sự hòa bình dân tộc, Đảng phục vụ cho dân! Tôi thấy Việt Nam có đủ tiêu chuẩn và xứng đáng để được ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc! Kính mong được sự xem xét và phê duyệt của Hội đồng Liên Hợp Quốc! ”

Một bạn trẻ khác cũng lên tiếng: Nguyễn Huy Quang: “Tôi ủng hộ Việt Nam tham gia Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một nước dân chủ, quyền nhân dân chính đáng luôn được Đảng và nhà nước đáp ứng đầy đủ. vì vậy tôi ủng hộ Việt Nam là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền.”

Cô nữ sinh lớp 12 đến từ thành phố Hồ Chí Minh – Võ Thị Ngọc Huỳnh dường như muốn gửi tới các “nhà dân chủ” made in VietNam đôi dòng nhắn nhủ: “Tôi ủng hộ Việt Nam ứng cử vào hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc.Mong rằng từ việc này những kẻ mạo danh người Việt Nam đòi nhân quyền để gây áp lực xuyên tạc vu khống lên nhà nước sẽ xem lại hành vi của mình đồng thời chứng tỏ cho thế giới biết rằng nước tôi là 1 nước có chủ quyền,có nhân quyền chứ không như những điều họ đã biết thông qua một nhóm người.”

“Là người gốc Việt đang sinh sống tại CHLB Đức,tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng tốt đẹp của các bạn.Xin cám ơn !” – Đó là dòng chia sẻ của bác Nguyễn Thanh Trang – một người con xa quê đang hướng về tổ quốc.

Bạn Đào Lê Quốc Tiến -  một thanh niên tuổi đời còn trẻ nhưng đã có những nhận thức rất rõ ràng và đúng đắn: “1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao. Sự ủng hộ của tôi nói riêng và của những người có cùng lí tưởng, có cùng niềm tin vào một Việt Nam phát triển, thịnh vượng, ổn định trong tương lai nói chung hi vọng sẽ góp phần vào việc thúc đẩy đất nước đi lên, giúp cho xã hội thêm công bằng, dân chủ, văn minh. Cá nhân tôi cũng xin cảm ơn sự chân thành của các bạn trẻ, những thanh niên năng động đầy nhiệt huyết đã cùng nhau làm nên sự kiện ý nghĩa này!!! ;) :)”

Số lượng chữ ký đã và đang tăng lên từng phút, từng giờ đã khẳng định tiếng nói đích thực của cộng đồng mạng Việt Nam. Và cho đến giờ phút này chưa thấy bất kỳ hành động “khẩn cầu phá hoại” nào của các “nhà dân chủ”. Hy vọng rằng sự im lặng này đồng nghĩa với việc họ đã biết nghĩ đến lợi ích quốc gia.

Mỗi chữ ký là một viên gạch góp phần xây dựng một Việt Nam giàu mạnh. Hãy cùng chúng tôi chia sẻ Lời kêu gọi này:
https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/permalink/1420905381471300/

TM Hội những người ủng hộ PHẢN BÁC “Tuyên bố 258”
Hoàng Thị Nhật Lệ

LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC



Thưa các bạn, hàng ngày các bạn lên mạng Internet, các bạn sẽ thấy đầy rẫy thông tin của cá nhân này, nhóm kia giống như nhóm “Tuyên bố 258” đang nhân danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, đấu tranh đòi “dân chủ, nhân quyền” cho nhân dân Việt Nam, lên án Đảng, Nhà nước đàn áp tự do ngôn luận, báo chí, người bất đồng chính kiến…Nhưng các bạn đã thấy họ làm gì vì lợi ích nhân dân Việt Nam chưa?
Bất cứ khi nào Chính phủ Việt Nam tham gia cơ chế, hội nhập vào một tổ chức quốc tế nào như WTO, TPP, Hội Đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc… họ đều phản đối kịch liệt với đủ thứ “cáo trạng” được đưa ra xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền để vận động quốc tế tẩy chay Việt Nam, cô lập đất nước, nhân dân Việt Nam.
Họ sử dụng một số người Việt Nam là những người vì một lý do nào đó không thỏa mãn với chính quyền làm “nhân chứng”, làm “hồ sơ nhân quyền” để vu cáo Chính phủ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, để vận động các Chính phủ, Quốc Hội một số nước, tổ chức quốc tế ra dự luật, nghị quyết phê phán Nhà nước Việt Nam, dành ngân sách hỗ trợ cho hoạt động “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” của các cá nhân, tổ chức đó.
Họ được sự hậu thuẫn miệt mài của những cái gọi là “truyền thông quốc tế” như BBC, VOA, RFA, RFI…ngày ngày quảng bá “khách quan” một chiều về những hoạt động của họ dưới cái danh nghĩa phản ánh  “phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam”. Họ bày tỏ niềm vui không giới hạn, sự chiến thắng thỏa thuê nếu được chính khách Hoa Kỳ đề nghị xem xét đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hay khi các quốc gia khác đưa yêu sách kiểu như đòi trả tự do cho những trường hợp (được nhận diện là người của họ) bị xử lý vì vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam như là điều kiện “thỏa hiệp”, trao đổi lợi ích song phương, đa phương!
Cũng giống như việc Chính phủ Việt Nam đang vận động các nước ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP, việc ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc là bước đi, quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm chứng tỏ chính sách hội nhập quốc tế, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, nâng tầm quốc gia, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, người dân được thụ hưởng các quyền lợi căn bản, sống trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Là những người dân thời đại Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, chúng ta hiểu sâu sắc giá trị của nền độc lập, hòa bình, sự ổn định để xây dựng, phát triển đất nước từ đống tro tàn lịch sử đau thương, khắc nghiệt. Việc Chính phủ Việt Nam thể hiện mong muốn trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc với cam kết quyết tâm thực hiện các mục tiêu thúc đẩy “tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và nhà nước pháp quyền, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường”, “phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc hưởng thụ và bảo vệ nhân quyền cho nhân dân các nước” như khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên cấp cao khóa họp lần thứ 16 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ) khi Việt Nam chính thức lần đầu tiên tuyên bố ứng cử thành viên tổ chức này nhiệm kỳ 2014-2016, là đáng được ủng hộ, khuyến khích từ chính nhân dân đất nước mình. Bởi những việc làm này đều nhằm hướng tới đem lại lợi ích thiết thực lâu dài, bền vững cho chính bạn, gia đình của bạn, cộng đồng dân tộc, đất nước Việt Nam của bạn.
Bởi vậy chúng tôi kêu gọi các bạn hãy thể hiện chính kiến ủng hộ Việt Nam ứng cử thành công vị trí thành viên Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, thể hiện sự quyết tâm đồng lòng giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện các lộ trình cam kết về thúc đẩy quyền con người. Đồng thời qua việc làm này, chúng ta cất lên tiếng nói với bạn bè quốc tế tẩy chay một số ít cá nhân, tổ chức nhân danh “người Việt Nam”, núp dưới vỏ bọc “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” phá hoại sự đoàn kết, thống nhất để xây dựng, phát triển đất nước.
Chữ ký xin điền vào mẫu http://tinyurl.com/unghovietnam với đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú và số điện thoại (Lưu ý số điện thoại chỉ dùng để thẩm định, kiểm chứng việc tự nguyện/danh tính ký tên là xác thực, không công khai). Hoặc chữ ký cũng có thể gửi về địa chỉ thư điện tử phanbactuyenbo258@gmail.com . Thời hạn ký tên từ 20h ngày 23/10/2013 đến 24h ngày 10/11/2013. Chúng tôi sẽ tập hợp danh sách này công khai trên các phương tiện truyền thông trong - ngoài nước, gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.
Xin mời đọc bản Tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc bằng Tiếng Việt, tiếng Anh kèm theo.
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com

TUYÊN BỐ ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC


Xét rằng:
- Bản Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về việc Nhà nước Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong đó cho rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, cụ thể là xóa bỏ Điều 258 Bộ Luật hình sự (BLHS) là hành động đi ngược lại với lợi ích dân tộc Việt Nam. Điều 258 BLHS là điều luật cần thiết nhằm bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn những hành vi lợi dụng thực hiện quyền tự do, dân chủ cá nhân xâm hại đến quyền lợi chung của xã hội, cộng đồng, tập thể và cá nhân khác.

Thực tiễn hơn 30 năm qua kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, vào năm 1982, Việt Nam đã nội luật hóa các công ước quốc tế mà mình đã tham gia. Có thể dẫn ra những luật sau: Luật Bảo vệ sức khỏe người dân (1989), Luật Giáo dục (1998), Luật Đất đai (2003), Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006), Luật Phòng, chống tham nhũng (2005), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Luật Bình đẳng giới (2011) cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến quyền con người. Văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Quốc hội đã lấy ý kiến toàn dân (Quốc hội đang thảo luận và dự kiến thông qua trong kỳ họp lần này), lần đầu tiên vấn đề quyền con người cùng với quyền và nghĩa vụ công dân đã được quy định trong một Chương độc lập. Theo đó, các quyền con người về dân sự chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được ghi nhận đầy đủ, tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người. Nhưng cũng như các quốc gia khác, Nhà nước Việt Nam phải đồng thời bảo vệ quyền công dân và quyền con người cùng chế độ xã hội. Bởi vậy, Luật Hình sự Việt Nam có một số điều, như Điều 88, "Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”; Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước…” nhằm nghiêm trị tội phạm và phòng ngừa những hoạt động làm tổn hại đến chế độ xã hội là điều đương nhiên và phù hợp với quyền dân tộc tự quyết được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và các công ước quốc tế về quyền con người

- Trong hơn 70 năm qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã vượt qua biết bao thử thách, khó khăn của chiến tranh ác liệt, nghèo đói và lạc hậu, tạo dựng nên nền tảng vững chắc cho một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, văn minh, mà ở đó các quyền tự do cơ bản của người dân được bảo vệ và không ngừng phát triển. Bên cạnh các quyền dân sự, chính trị, các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội luôn được chú trọng thông qua một loạt chính sách tích cực và hiệu quả của Nhà nước Việt Nam. Các thành tích về bảo đảm quyền con người, đặc biệt là thành tựu to lớn trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, văn hoá được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Những thành tựu quan trọng đó thể hiện sinh động ý chí và quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm và không ngừng thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam.

- Việt Nam đã chính thức nhận được sự ủng hộ của các nước khối ASEAN và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước trong phong trào không liên kết, các quốc gia châu Phi và Mỹ Latinh, đồng thời Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ đảm nhiệm tốt vai trò này và sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ), vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng, phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc hưởng thụ và bảo vệ nhân quyền cho nhân dân các nước là điều đáng hoan nghênh, mong đợi.

Chúng tôi – những người ủng hộ, ghi nhận nỗ lực Nhà nước Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đồng lòng ký tên nhằm chứng tỏ, những cá nhân, nhóm người cản trở, chống phá việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc kia chỉ là những cá nhân đơn lẻ, lạc lõng, đi ngược lại lợi ích của đông đảo nhân dân, cộng đồng blogger Việt Nam.

Hội những người Phản bác Tuyên bố 258
Địa chỉ Blog http://phanbactuyenbo258.blogspot.com/
Địa chỉ Facebook https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/

Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com
========
Statement to support Vietnam’s candidacy for the UN Human Rights Council

Considering that:
- The Statement of the Vietnam Blogger Network on the candidacy of Vietnam for a position in the UN Human Rights Council, which claims that Vietnam must change her laws to prove the candidacy commiments to the UN HRC, remove the Article 258 of the Penal Code in detail, is against the interests of Vietnamese peoples. Art.258 of the Penal Code is necessary to protect community and prevent activities abusing the practice of the rights of individual freedom and democratic values that violate the common interests of the society, the community and the other persons.
In more than 30 years since Vietnam ratified the International Convention on civil and political rights in 1982, Vietnam has codified the international conventions that it acceded, such as Law of people’s health (1989), Law on Education (1998), Law on Land (2003), Law on Health Insurance (2006), Law on HIV/AIDS Prevention and Control (2006), Anti-Corruption Law (2005), Law on Domestic Violence Prevention and Control (2007), Law on Child Protection, Care and Education (2004), Law on Gender Equality (2011) and many other legal documents regarding human rights. In the draft amendments to the Constitution 1992, on which opinions and feedback of the people have been collected, the human right issues, together with the rights and responsibilities of citizen have been stipulated in a separate chapter for the first time. Accordingly, human rights on civil liberties, politics, economics, society and culture have been fully acknowledged in accordance with international conventions on human rights in Vietnam. Nevertheless, like the government of all other countries, the State Government of Vietnam has to protect civil rights and human rights as well as the social regime. Therefore, the Penal Code of Vietnam includes certain articles aiming to severely punish criminals and prevent activities that cause harm to the social regime, such as Article 88 on “conducting propaganda against the state”, Article 258 on “Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens”. These articles were specified in compliance with the right of self-determination recognized in the UN Charter and other international conventions on human rights; and thus should be considered as inevitable.
- Over the last 70 years since President Ho Chi Minh read the Proclamation of Independence, announcing the birth of the first People’s Democratic Republic in Vietnam, Vietnamese peoples have overcome quite a few challenges and hardships of fierce struggles, poverty and backwardness to build a stable foundation for a just, democratic and civilized society, in which fundamental rights to freedom of citizens are protected and incessantly evolve. In addition to civil and political rights, socio-economic and cultural rights in Vietnam have been focused through a number of positive and efficient policies of the State government. The country’s achievements in securing human rights, especially the outstanding ones in the field of poverty reduction, health care, education, culture are widely recognized by the international community. These significant achievements vividly embody the will and determination of the State government of Vietnam in securing and promoting human rights.
- Vietnam has been receiving official support from ASEAN countries and many others, especially the ones in the Non-Aligned Movement and the ones from Africa and Latin America. The Government of Vietnam pledges to successfully undertake this role, positively contribute to the general works of the UN Human Rights Council toward a world of peace, prosperity and justice; striving with the international community in promoting enjoyment and protecting human rights of the people around the world.
We – the people who recognize and support the efforts in promoting and protecting human rights of Vietnam government, hereby hold consensus to sign to prove that those persons and groups who prevent and advocate against the candidacy of Vietnam for the UN Human Rights Council are merely sporadic individuals who go against the interests of the majority of people and the blogger community in Vietnam.
The Anti - Statement 258
Blog http://phanbactuyenbo258.blogspot.com/
Facebook https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/
Email: Phanbactuyenbo258@gmail.com

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

VÌ SAO NHÓM "TUYÊN BỐ 258" KHÔNG MUỐN VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN - LIÊN HỢP QUỐC (HĐNQ LHQ) ?



Ngày 19/7/2013, nhóm 69 blogger Việt Nam sáng tao ra cái gọi là "Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam" về việc Nhà nước Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong đó cho rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trước hết đòi Việt Nam phải xóa bỏ Điều 258 BLHS (bởi vậy Tuyên bố này được gọi vắn tắt là “Tuyên bố 258”). Đồng thời, ngày 31/7/2013, nhóm này cử 6 đại diện sang Thái Lan trao tuyên bố này tới đại diện Hội đồng nhân quyền LHQ tại Bangkok Thái Lan “để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiểu rõ về tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam” (trích lời Nguyễn Lân Thắng). Để hiểu được vì sao nhóm Tuyên bố 258 nói riêng và các nhóm chống chế độ/chính quyền Việt Nam trong ngoài nước luôn tìm cách xuyên tạc thực trạng công tác thúc đẩy nhân quyền Việt Nam và mục tiêu trước mắt là cản trở Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ LHQ, tôi sẽ trình bày vắn tắt về Hội đồng này, cơ sở của Việt Nam ứng cử thành viên HĐNQ LHQ và lý do nhóm Tuyên bố 258 chống Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ LHQ.

1. VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC (HUMAN RIGHTS COUNCIL, UNHRC)

HĐNQ LHQ là một cơ cấu liên chính phủ (inter-governmental body) của LHQ ra đời năm 2006, với nhiệm vụ chính là thúc đẩy sáng kiến phát triển nhân quyền cũng như xem xét các vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Trên danh nghĩa, UNHRC là một trong ba hội đồng của LHQ ngang hàng với Hội đồng Bảo an và Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Văn Hóa (ECOSOC). Ba Hội đồng này đảm trách ba nhiệm vụ cột trụ của LHQ là gìn giữ hòa bình, phát triển hợp tác kinh tế và bảo vệ nhân quyền.

Về mặt lịch sử, UNHRC là hậu thân của Ủy ban Nhân quyền LHQ (UN Commission on Human Rights), là cơ chế đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế lịch sử hồi năm 1948 , hai công ước về Quyền Dân sự và Chính trị và về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Những năm về sau, đa phần các quốc gia trên thế giới cho rằng những nước phương Tây dùng tiêu chuẩn kép, nghĩa là khi có cùng loại vi phạm nhân quyền xảy ra, thì chỉ có những quốc gia thù nghịch là bị đưa lên bàn mổ, còn những quốc gia thân Tây phương thì được bao che nên hoạt động của Ủy ban Nhân quyền LHQ đã bị tê liệt và LHQ phải khai sinh ra UNHRC để thay thế nó. UNHRC có nhiều cải thiện như bầu thành viên theo danh sách khu vực địa lý, nhóm họp ít nhất ba lần trong năm ở tại Genève nên có thể đối phó nhanh hơn với tình hình thời sự. Ngoài ra UNHRC cũng đặt ra một thủ tục mới là “Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát”, gọi tắt là UPR, trong đó tất cả các nước thành viên LHQ lần lượt đứng ra kiểm điểm và đối thoại về tổng thể những thành tích và tồn tại về nhân quyền của mình theo một chu kỳ 4 năm và bao gồm tất cả các bên liên quan, kể cả các tổ chức phi chính phủ.

UNHRC có tổng cộng 47 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Số thành viên được thay thế từng phần để bảo đảm cho UNHRC có hoạt động liên tục. Thể thức bầu là các quốc gia thành viên LHQ sẽ ứng cử vào một trong các ghế dành cho khối của mình. Muốn trúng cử, mỗi ứng cử viên phải đạt được số phiếu tuyệt đối trên tổng số 192 thành viên LHQ, nghĩa là phải có 97 phiếu thuận.

Ngày 25/02/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc về việc Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ này. Như vậy, Việt Nam đã chính thức cạnh tranh với Trung Quốc, Maldives, Jordan và Arập Saudi với tỉ lệ 5 chọn 4 cho vùng Châu Á – Thái Bình Dương.

2. CƠ SỞ ĐỂ VIỆT NAM ỨNG CỬ THÀNH VIÊN HĐNQ LHQ

Trên nguyên tắc mở với mọi thành viên LHQ, một quốc gia sẽ được bầu vào HĐNQ tại Đại hội đồng LHQ trên cơ sở cân nhắc những đóng góp của nước ứng viên với việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cũng như những lời hứa tự nguyện và cam kết với công cuộc này.

Kỳ bầu cử lần này, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có 5 ứng viên cho 4 vị trí thành viên HĐNQ. Như vậy lần bầu cử này cũng cạnh tranh hơn so với bình thường. 5 ứng cử viên cho 4 ghế ở khu vực châu Á là Trung Quốc, Maldives, Jordan, Arập Saudi và Việt Nam. Trước đó Syria có ý định ứng cử nhưng đã tuyên bố rút lui. Việt Nam đã chính thức nhận được sự ủng hộ của các nước khối ASEAN và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước trong phong trào không liên kết, các quốc gia châu Phi và Mỹ Latinh, một số quốc gia phương Tây như Đức. Ở phía ngược lại, động thái chính thức diễn ra ở Hoa Kỳ khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền H.R. 1897 trong đó có một nội dung yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ không bỏ phiếu cho Việt Nam và vận động các nước khác không bỏ phiếu cho Việt Nam. Dự luật này cần được Thượng viện thông qua và Tổng thống Obama phê chuẩn trước khi có hiệu lực, và hôm 09/9/2013 đã được đọc trước Ủy ban của Thượng viện sau đó chuyển sang Ủy ban Đối ngoại để cân nhắc. Nhiều khả năng số phận nó sẽ rơi vào quên lãng như nhiều Dự luật Nhân quyền trước đó.

Phát biểu tại phiên cấp cao khóa họp lần thứ 16 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam sẽ đảm nhiệm tốt vai trò này và sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ), vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng. Thứ trưởng nêu rõ, bằng việc kiên trì theo đuổi 3 trụ cột trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và nhà nước pháp quyền, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường; đồng thời những thành tựu về cải cách luật pháp, tư pháp, hành chính đã góp phần thúc đẩy quyền bình đẳng của công dân, nhất là các quyền được tham gia, phát triển và giám sát.

Thứ trưởng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc hưởng thụ và bảo vệ nhân quyền cho nhân dân các nước. Chính vì vậy, Việt Nam cần tham gia làm thành viên của Hội đồng nhân quyền để cùng các nước thực hiện quyền con người, cùng chia sẻ những kinh nghiệm thành công của Việt Nam. Đây cũng chính là thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 đề ra. Trên thực tế, dựa vào những cam kết mạnh mẽ việc bảo đảm quyền con người, cộng với những kinh nghiệm từ việc tham gia Hội đồng Bảo an, hoàn toàn có cơ sở tin rằng Việt Nam sẽ đóng góp tốt hơn vào công việc của HĐNQ.

Trong suốt 60 năm qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã vượt qua biết bao thử thách, khó khăn của chiến tranh ác liệt, nghèo đói và lạc hậu, tạo dựng nên nền tảng vững chắc cho một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, văn minh, mà ở đó các quyền tự do cơ bản của người dân được bảo vệ và không ngừng phát triển. Bên cạnh các quyền dân sự, chính trị, các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội luôn được chú trọng thông qua một loạt chính sách tích cực và hiệu quả của Nhà nước Việt Nam. Các thành tích về bảo đảm quyền con người, đặc biệt là thành tựu to lớn trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, văn hoá được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi.

Cách mạng Việt Nam đã đưa một dân tộc nô lệ lên làm chủ đất nước; công cuộc Đổi mới đang đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, người dân được thụ hưởng những quyền con người cơ bản quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc. Đó là một thực tế sáng tỏ như ánh mặt trời, không bàn tay đen tối nào có thể che lấp được”.

Trong BÁO CÁO QUỐC GIA KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
:http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns090723074537 sắp trình bày trong phiên UPR tới cho Việt Nam tháng 1/2014 thể hiện rõ những thành tích nhân quyền của Việt Nam, các ưu tiên và cam kết của Việt Nam nhằm thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam và trên thế giới.

Về đòi hỏi cho Việt Nam “phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, trước hết đòi Việt Nam phải xóa bỏ Điều 258 BLHS” của nhóm “Tuyên bố 258” thì thực tiễn hơn 30 năm qua kể từ khi Việt Nam gia nhập công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, vào năm 1982, Việt Nam đã nội luật hóa các công ước quốc tế mà mình đã tham gia. Có thể dẫn ra những luật sau: Luật Bảo vệ sức khỏe người dân (1989), Luật Giáo dục (1998), Luật Đất đai (2003), Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006), Luật Phòng, chống tham nhũng (2005), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Bình đẳng giới (2011)...Văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Quốc hội đang lấy ý kiến toàn dân, đã có riêng một Chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Trong đó, các quyền con người về dân sự chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được ghi nhận đầy đủ, tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người. Nhưng cũng như các quốc gia khác, Nhà nước Việt Nam phải đồng thời bảo vệ quyền công dân và quyền con người và chế độ xã hội. Bởi vậy, Bộ luật Hình sự Việt Nam có một số điều, như Điều 88, "Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”; Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước…” nhằm nghiêm trị tội phạm và phòng ngừa những hoạt động làm tổn hại đến chế độ xã hội là điều đương nhiên và phù hợp với quyền dân tộc tự quyết được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và các công ước quốc tế về quyền con người.

3. VÌ SAO NHÓM "TUYÊN BỐ 258" VÀ CÁC NHÓM "ĐẤU TRANH DÂN CHỦ" KHÁC KHÔNG MUỐN VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HĐNQ LHQ ?

Họ sợ rằng khi Việt Nam trở thành thành viên của cơ chế này, họ không thể "KÊU OAN" cho những trường hợp bị xử lý bằng pháp luật hình sự (như đối với hàng chục thành viên nhóm Tuyên bố 258 theo các Điều 79, 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) như với Lê Thăng Long, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Văn Trội, Điều 161 BLHS với Lê Quốc Quân hay tới đây là Điều 115 BLHS với Nguyễn Văn Dũng…). Và như thế đồng nghĩa với việc họ phải thừa nhận cái mà họ vẫn hay gọi là “đàn áp tự do ngôn luận” là hoàn toàn không có thật.

Họ sợ rằng Việt Nam có điều kiện chứng minh cho quốc tế thấy những thành tích nổi bật trong đấu tranh cho quyền con người của một quốc gia non trẻ, phải đi lên từ tàn lụi sau cuộc chiến chống chế độ thực dân, đế quốc thì sẽ phơi bày những xuyên tạc về lịch sử chiến tranh, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, về thực trạng vi phạm dân chủ, nhân quyền…mà chúng ngày ngày rêu rao khắp nơi y như kiểu nhóm Tuyên bố 258 đến tấu từng tổ chức quốc tế, ĐSQ vừa qua?

Họ sợ rằng việc Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ “sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ), vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng”, chống lại “tiêu chuẩn kép”về dân chủ, nhân quyền thì hy vọng về việc Mỹ, phương Tây đưa quân tiếp sức cho chúng lật đổ thể chế chính trị Việt Nam sẽ vĩnh viên tiêu tan thành mây khói?

Trước hết, chắc chắn điều họ sợ nhất là việc Việt Nam trở thành thành viên cơ chế này sau Hội đồng Bảo an LHQ là chứng minh đầy đủ nhất về ghi nhận quốc tế đối với phát triển nhân quyền Việt Nam – điều mà những kẻ luôn giương cao chiêu bài “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” Việt Nam không còn lý do gì để tồn tại?

Những lý do nêu trên cho thấy, nhóm Phản bác Tuyên bố 258 cần lên tiếng ủng hộ Việt Nam ứng cử trở thành thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ. Đây là bước tiếp theo cần thiết để phơi bày bộ mặt thật, mưu đồ đen tối của những kẻ khởi xướng Tuyên bố 258.

TM Hội Những Người Phản Bác Tuyên bố 258
Hoàng Thị Nhật Lệ

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Cần đi học trước khi nói vớ vẩn

Bài viết về một thành viên MLBVN mà ai cũng biết:


Cần đi học trước khi nói vớ vẩn

Chủ nhật 06/10/2013 06:00
ANTĐ - Một số người với những động cơ khác nhau, nhưng chắc chắn không đồng lòng với đại đa số người dân Việt Nam đang mong muốn một sự ổn định. Họ đang có những hoạt động phức tạp nhằm chống những biện pháp quản lý Internet một cách chính đáng của Nghị định 72/CP. Họ tự phong họ là đại diện cho mạng lưới blog Việt Nam, mặc dù họ chỉ là vài blog lẻ loi luôn tỏ thái độ hằn học với đất nước, luôn tuyên truyền chống lại chủ trương chính sách Nhà nước. 
Họ kích động những mâu thuẫn xã hội, mong muốn biến các mâu thuẫn, bao giờ cũng có trong xã hội, trở thành các vụ càng phức tạp càng tốt. Họ tổ chức đưa những kiến nghị tới các tòa đại sứ nước ngoài tại Việt Nam với mong muốn các nước bạn ngừng các dự án giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Với đông đảo người hiểu biết, những trò vè của họ chỉ đáng để buồn cười, nhưng với những người nghèo đang thụ hưởng những dự án đầy tính nhân văn của các nước bạn thì họ đã biến thành kẻ thù.

Người đăng đàn nhiều nhất chống các biện pháp quản lý internet của Nhà nước đã lớn tiếng: Chống lại các chủ trương của Nhà nước là quyền cá nhân của anh ta (!) Hãy nghe anh ta tuyên bố: “Nghị định không phải là luật. Thời trước kia ở những năm đầu thế kỷ 20 nó được gọi là sắc lệnh”, và “cai trị” có nghĩa là quản lý xã hội bằng nghị định là vi phạm quyền tự do các nhân của anh ta và những người cùng ý chí chống đối Nhà nước như anh ta. Với một trình độ không phân biệt nổi nghị định và sắc lệnh lại to tiếng thì có lẽ trước khi có những biện pháp giáo dục chính trị cần cho anh ta đi học lại phổ thông. Từ điển mở Wiktionary định nghĩa như sau: “Mệnh lệnh, văn bản do Chủ tịch hay Tổng thống một nước ban hành, quy định những điều quan trọng, có giá trị như pháp luật, tất cả mọi người phải tuân theo”. Còn nghị định là một văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành để hướng dẫn thi hành một luật nào đó, mọi người phải tuân theo.

Nhưng tại sao anh ta không cần hiểu biết mà vẫn cứ đăng đàn diễn thuyết trên chính blog của anh ta. Bởi cái sự hằn học đã ăn sâu vào tim não, bởi tấm vé trên chuyến tàu ảo vọng mà anh ta hy vọng sẽ lật đổ được chính quyền nhân dân này, để có thể đem lại cho anh ta những quyền lợi sau này chăng? Thái độ này cùng những ảo vọng này được anh ta lạnh lùng tuyên bố khi lên án Nghị định 72/CP: “Điều 21 khoản 5 buộc các cá nhân cung cấp, tán phát thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Một trong những cái gọi là “quy định pháp luật” được giới thiệu ở khoản 1 điều 21, đó là “các quy định pháp luật về xuất bản, báo chí”. Một cách lập lờ, nghị định này đã đưa những cá nhân người sử dụng Intenert phải theo quy định pháp luật của Luật Báo chí nước CHXHCN Việt Nam”. Anh ta biết rõ Nghị định 72/CP chỉ áp dụng cho người Việt Nam và có hiệu lực trong lãnh thổ Việt Nam như mọi văn bản quy phạm pháp luật khác, nhưng anh ta đã đưa anh ta ra ngoài pháp luật khi tuyên bố không cần tuân theo quy định pháp luật Việt Nam trong khi anh ta đang sống tại Việt Nam và đang nói tiếng Việt, viết tiếng Việt và hưởng thụ mọi quyền lợi an sinh xã hội của Nhà nước Việt Nam. Đó là những hành vi cần được lên án.Lê Nguyễn
Còn đây là lời bình của một thành viên MLBVN NGuyễn Chí Đức:
http://www.anninhthudo.vn/Loi-song/Can-di-hoc-truoc-khi-noi-vo-van/518778.antd

Có một bài báo tuy chỉ ra vu vơ không nêu đích danh tên cụ thể ai nhưng cũng trong một chủ trương chung tỉa vào các thành viên MLBGVN nè. Có vẻ giờ đây họ rút kinh nghiệm từ dạo biểu tình 2011 không nêu tên đích danh cụ thể ai để tránh bị thù, kiện cáo, hay bị réo tên đích danh tác giả. Từ dạo 2012 đã thấy khác.

(Gần đây họ không đề cập lên chống Đảng lên mà cho Đảng rút lui để tránh bị chỉ trích vào tổ chức này.)

Gần đây và trong tương lai thì việc làm mài mòn, tỉa ngoại vi vào MLBGBVN là rất đa dạng, phong phú không chiêu nào giống chiêu nào cả. Nhưng căn bản là tự mỗi thành viên bị sểnh, tự thụt hố là họ xoáy vào những điều tiều tiết mà thôi.
See translation



Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Chiến thắng đầu tiên !

Sáng nay - 17/10, đại diện nhóm PHẢN BÁC "Tuyên bố 258" đã có buổi gặp gỡ với vụ phó Vụ các Tổ chức Quốc tế - bộ Ngoại giao. Trong buổi gặp gỡ này, lãnh đạo Vụ đã nhận thư phản bác đồng thời khẳng định sẽ giúp nhóm chuyển thư phản bác đến các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước có quan tâm đến vấn đề này.

Hình ảnh vụ phó Vụ các Tổ chức Quốc tế - bộ Ngoại giao nhận thư phản bác.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Ghi lại “Câu chuyện tâm giao với anh Gió lang thang” với các bạn HPBTB258



Ngày 9/10/2013, admin Hương Lan Le đã mở chuyên mục “Câu chuyện tâm giao với anh Gió lang thang” như là một diễn đàn thỏa tâm nguyện xin gia nhập Hội PBTB258 không thành vì sự từ chối của đa số thành viên trong Hội, cũng như là cơ hội cho các thành viên có điều kiện tiếp xúc, trao đổi, giao lưu với thành viên bị từ chối.

Nhưng kết cục khá thất vọng là mục tiêu chính của admin Hương Lan lê không thành hiện thực. Bạn Gió lang thang sau khi phán cho câu là “không thừa hơi cãi cọ” và “Cảm ơn các bạn đã lăng xê cho mình”, chỉ phục mỗi HOàng Thị Nhật Lệ xong là lặn mất hút không sủi bọt, dù đèn nhà bạn lúc nào cũng…xanh lè! Có lẽ mục đích muốn tham gia Hội cũng như kết bạn với admin Hội PBTB258 của bạn ấy chỉ là “thiểu năng” cỡ vậy thôi. Có lẽ đại diện nhóm Tuyên bố 258 luôn đeo sát Hội PBTB258 có văn hóa và chữ nghĩa chỉ dừng ở sự …cụt lủn đó thôi chăng? Thật đáng tiếc!

Vì suy nghĩ chân thành muốn được “đối thoại” không chính thức với đại diện nhóm Tuyên bố 258, bạn Hương Lan Lê có mời bạn Mẹ Nấm Gấu qua diễn đàn này với tâm nguyên bạn Mẹ Nấm Gấu hãy “mở lòng ra, chân tình với mọi người, tâm sự thoải mái, vô tư ” với các thành viên của Hội PBTB258 nhưng thất vọng không thua kém gì bạn Gió lang thang vì phải nghe những lời ném trả đầy ..chanh chua “Em nên nghĩ trò nào mới hơn đi, trò dắt dây, đánh lận này”. Hài thật, chắc bạn Hương Lan Lê chưa chịu ghi khắc vụ “Mời đối thoại trên tinh thần dân chủ đa nguyên” của những đại diện Tuyên bố 258 chỉ là TRÌNH DIỄN với điều kiện KHÙNG, làm gì có THẬT đâu. Họ chỉ trọng đối thoại với những “quần chúng” kiểu bạn Lê Thu Hà, Thinh Tran Duc… chứ nhằm vào mấy bạn treo …cờ đỏ suốt này thì cơm cháo gì chăng?

Nhận xét của tôi là có cơ sở vi khi tôi mời một số thành viên đáp ứng yêu cầu của Mẹ Nấm Gấu là “các em muốn tranh luận đối thoại thì làm cái thư mời, chọn địa điểm công khai đi rồi ta ra nói, chứ comment qua lại với người không biết mặt mũi chị không có hứng thú.”, bạn Click AK đã gửi cả số điện thoại, sẵn sàng tiếp đón 24/24h chẳng nhận hồi đáp nào !

Rầu hơn nữa là dù diễn đàn mở ra với gần 200 comment nhưng lại được..hân hạnh tiếp bạn Lê Thu Hà – vị khách không được mời nhưng cực nhiệt tình. Vị khách này theo mô tả của chủ nhân diễn đàn Hương Lan Lê là “Có chút đặc cách cho chị Lê Thu Hà là bởi chị này .... có những cái đáng được đặc cách, tương tự chị Bùi Thị Minh Hằng ấy!”

Theo dõi diễn đàn từ đầu đến cuối, dù không tin nổi (vì mình từng có thư trả lời bạn ấy khi tin lời giới thiệu của bạn Mẹ Nấm Gấu là thành phần “trung dung”!?!) nhưng cuối cùng mình phải đồng ý với nhận xét của bạn Hương Lan Lê dù có bị bạn Thinh Tran Duc cho đó là sự công kích cá nhân!

Đầu tiên Lê Thu Hà đưa ra phản đối Hội PBTB258 về việc cho nhóm Tuyên bố 258 tiếm danh, yêu nước kiểu Trần Ích Tắc, được bạn Hoang Tho Thai Hoa trả lời “ Cớ gì chuyện nội bộ VN các bạn lại dâng thư cho Mỹ để báo cáo? Các bạn đang làm cái hành động khác gì Lê Chiêu Thống , Trần Ích Tắc Nếu các bạn đủ dũng cảm làm quả biểu tình dễu phố phản đối điều luật đó, đừng lôi bất kỳ yếu tố Mẽo, Tàu nào vào. Chỉ đúng với tinh thần phản đối điều luật 258 vì với quan điểm của các bạn là sai. Thì tôi sẽ phần nào cảm phục vì cái tinh thần dám đấu tranh đó. Dù quan điểm cá nhân tôi cho rằng điều luật đó chẳng có gì là sai cả. Nói phải củ cái cũng nghe, còn làm láo thì các bạn mãi chỉ là một nhóm thủ dâm tinh thần với nhau thôi!/ Bây giờ ta thử đặt vấn đề thế này, giả dụ dân Mỹ, dân Pháp họ thấy rằng các điều luật của cuốc hội nước họ đưa ra là sai, thay vì họ làm các công tác vận động xã hội nội bộ, họ lại dâng thư cho Nga, cho TQ thì các bạn nghĩ sao? Hoặc đơn giản, bố bạn có hành vi ngược đãi mẹ bạn. Thay vì trực tiếp phản đối bạn lại sang nhờ bố thằng hàng xóm giải quyết? Thế có nghe được không?. / Vì vậy ở đây các nhân tôi phản đối chủ yếu là cái chuyện dâng thư cho ngoại bang. Còn việc điều luật đó đúng hay sai thì tùy góc độ, quan điểm của mỗi người. Miễn bàn!/ Vụ tiếm danh, xin thưa nếu các bạn nêu rõ các bạn chỉ là một nhóm nhỏ trong mạng lưới blogger VN, có quan điểm chính trị abc xyz nào đó,...và các bạn đấu tranh cho cái quan điểm của nhóm các bạn thôi thì vô tư đi. Chứ lại cứ muốn to tát lôi cả cư dân mạng, cộng đồng mạng VN vào. Các bạn không thấy mình trơ trẽn à?”. Đuối lý thì Lê Thu Hà phủi tay bạn Hà không phải là thành viên nhóm Tuyên bố 258 nên “ko đủ tư cách tham gia sâu vào.” Chấm hết chủ đề này.

Sau đó chủ đề được chuyển sang “Việt Nam có bị Trung Quốc đô hộ không”? Bạn Lê Thu Hà cho rằng, Việt Nam bị đô hộ vì “nhu yếu phẩm, hàng hóa độc từ TQ tràn vào vì sao VN ko khống chế đc hở bạn? Còn vấn đề về ý thức hệ XHCN thì VN đang quá phụ thuộc TQ nhé (cái này ko bit các bạn hiểu ko nhể?). VN phụ thuộc TQ ngay từ khi còn đánh Mỹ cứu quốc” Bạn Hoang Tho Thai Hoa trả lời“1. Hàng hóa TQ không chỉ có ở VN, nó tràn lan khắp thế giới. Vậy có nghĩa là tg đang bị TQ đô hộ? . 2. Bạn chỉ ra xem ý thức hệ VN phụ thuộc TQ chỗ nào? - Đừng vin vào những nét tương đồng của đặc tính dân vùng á Đông để đánh đồng với việc ý thức hệ nha cưng./ 3. Khi đánh Mỹ, TQ nó còn không muốn VN thống nhất kia. Nhưng ta đã làm được. Bạn nên tìm hiểu để xem thế nào. / Mà phụ thuộc với bị đô hộ cũng là các khái niệm rất khác nhau, thế giới hiện nay hầu hết các quốc gia đều phải phụ thuộc vào nhau. Chứ chả anh nào đứng một mình mà sống được”

Bạn Lê Thu Hà chuyển tiếp sang chủ đề “Hoàng Sa bị mất sao ko thấy sách sử nào chính thống hoặc công khai phổ cập kiến thức cho nhân dân để biết trách nhiệm thuộc về ai bạn?” thì được bạn Hoang Tho Thai Hoa cho biết “ Bạn cho mình địa chỉ, mình gửi tặng bạn cuốn sách nói về TS-HS, in mỏng cỡ 20 trang giấy, dễ đọc dễ hiểu. Thằng cháu học lớp 3 của mình đang đọc. HS bị mất, nếu không nói sao ai cũng biết là năm 1974 TQ cướp từ mấy anh VNCH đang quản lý. Bạn không biết à? Bạn có biết vừa rồi tại Hội trường Thống Nhất có hội thảo về TS-HS, băng zôn khẩu hiệu mời bà con đến xem treo đầy các phố Võ Thị Sáu, NKKN...? Bạn có biết có hội chợ sách ở TP. HCM mà ngay giữa đường bày mô hình một cuốn sách rất to in chữ TS-HS Việt Nam..v.v”

Tiếp sau đó còn loanh quanh mỗi chuyện bạn Lê Thu Hà khẳng định, phải đưa vấn đề Hoàng sa vào Sách Giáo khoa cho trẻ …mới chịu thôi. Bó tay.

Dù sao trong lần tranh luận này, mình thấy rất cảm ơn các bạn Hoang Tho Thai Hoa, Vu Van Ninh, Quý tộc xứ Mancha, Chinh Hoang…, mình phục các bạn ấy ở sự kiên nhẫn đến cùng.

Thất vọng vì mục đích chính của diễn đàn mở ra chẳng đi đến đâu, lại phải tiếp khách quý như …Bùi Hằng, xong các bạn nhà ta rất có tinh thần trách nhiệm.Vô cùng cảm phục, yêu quý cả nhà.

Tiếc là Hương Lan Le mải chơi, Võ Khánh Linh được giao nhiệm vụ tiếp quản mà không… kiên nhẫn, chịu khó chi cả.

Mình bỏ công ghi lại cuộc đối thoại này vì mấy lý do sau:

(1) Bạn Lê Thu Hà liên tục phê bình bạn Hương Lan Lê không chứng minh cho nhận định dành đặc cách cho bạn ấy như với chị Bùi Hằng nêu ra từ đầu kia. Nên mình thấy nên ghi nhận, lưu lại để làm …chứng cứ! Đường link cuộc thảo luận này tại https://www.facebook.com/huonglan.le.35/posts/211525542350417?ref=notif&notif_t=comment_mention

(2) Mình cũng muốn cho các bạn trọng Hội mình và cộng đồng mạng thấy được sự chân thành, cởi mở của chúng ta, chứ không …”lịch thiệp” như các bạn nhóm Tuyên bố 258.

(3) Mình rất phục kho kiến thức rộng mở, lập luận chắc chắn, thuyết phục và cực kỳ …kiên nhẫn của các bạn trong Hội PBTB258 và cảm thấy tự hào là thành viên của ngôi nhà này
 
Võ Khánh Linh

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Điều 258 Bộ luật hình sự có “vấn đề”???

Điều 258 Bộ luật hình sự có “vấn đề”??? 

Có phải Điều 258 Bộ luật hình sự (BLHS) có “vấn đề” như một số kẻ mộng du hay não nhũn loan tin ầm ĩ gần đây. Xin thưa làm gì có chuyện đó. BLHS năm 1999 đã có Điều 258. Đến lần sửa đổi năm 2009 về cơ bản điều luật này vẫn được giữ nguyên, điều đó chứng tỏ Điều 258 là cần thiết, hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân phải được coi là tội phạm. Chẳng qua bọn chúng chuyển hướng đả kịch mà thôi, mồm thối của bọn chúng chúng ta đều hiểu là vì sao rồi còn gì – do “ăn bẩn”, càng gào to thì càng được cho nhiều, thế thôi. Thời gian trước chẳng có lúc chúng cũng ầm ĩ lên đòi xóa bỏ Điều 88 hay Điều 79 BLHS là gì. Có một điều, mồm thì to vậy nhưng chúng hết như những con chó không được chủ huấn luyện kỹ, cứ sủa nhặng lên chứ có hiểu gì đâu. Bài viết này nhằm phân tích rõ, sự cần thiết, nội dung của điều luật và sự thật có liên quan.

Điều 258 BLHS quy định: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”
Đã có rất nhiều người cùng chúng tôi phản bác tuyên bố này
1. Sự cần thiết phải xác định hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là tội phạm
Quyền tự do dân chủ là quyền hợp pháp được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác (như quyển bầu cử, ứng cử, quyền khiếu tố, khiếu nại, quyền tự do hội họp, lập hội…). Về thực chất, BLHS chỉ qui định hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức hoặc đưa các tin thất thiệt gây tâm lí hoang mang lo lắng cho quần chúng nhân dân, gây mất đoàn kết, làm giảm uy tín của cán bộ nhà nước. Cần phải hiểu rõ đây là hành vi: sử dụng các quyền tự do, dân chủ hợp pháp vào hoạt động bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, qui định tại Điều 258 BLHS không hề trái với các qui định của Hiến pháp về đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân. Chỉ những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân mới bị coi là tội phạm. Vì trên thực tế nhiều người đã lợi dụng qui định của pháp luật về quyền tự do dân chủ để gây hại cho người khác.
Hậu quả, tác hại do hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân gây ra là rất lớn, bao gồm cả về vật chất lẫn tinh thần. Về vật chất, hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại gián tiếp do làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường và lợi ích bị xâm hại của cơ quan, tổ chức, công dân. Về mặt tinh thần hành vi phạm tội gây ra những ảnh hưởng, tác hại, hậu quả đối với danh dự, uy tín của tổ chức, công dân, tư tưởng, ý thức chính trị của quần chúng nhân dân và toàn xã hội. Xét từ góc độ này có thể thấy, hành vi phạm tội này đi ngược lại quyền, lợi ích hợp pháp (được pháp luật bảo vệ) của cơ quan, tổ chức và của công dân.

2. Biểu hiện của hành vi phạm tội trên thực tế
Để thực hiện hành vi phạm tội, chúng lợi dụng hững sơ hở, thiếu sót của các cơ quan, tổ chức hữu quan mà đối tượng phạm tội đã lợi dụng để hoạt động phạm tội hoặc là đối tượng tác động của hành vi lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan như: báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, Internet; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân; quản lý nhà nước về tôn giáo, văn hoá, thông tin, nghệ thuật... để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Trên thực tế, hoạt động lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân rất đa dạng và thường được thực hiện bằng các hành vi sau:
- Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản để thu thập tài liệu, chụp ảnh, ghi âm, quay phim, viết bài, soạn thảo, in ấn, phát biểu, rao giảng, trả lời phỏng vấn, đăng bài, tán phát... các tài liệu có nội dung sai sự thật hoặc sự việc chưa được xác minh, chưa được phép công bố để viết bài, đưa tin nhằm vu cáo, xuyên tạc, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân, làm tổn hại đến uy tín, sự hoạt động bình thường và các lợi ích khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Lợi dụng quyền tự do khiếu nại, tố cáo để tố cáo sai sự thật, khiếu kiện trái pháp luật; lôi kéo, kích động, ép buộc, dụ dỗ, tụ tập đông người trái phép nhằm gây áp lực, tạo dư luận nhằm bôi nhọ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm hoặc mất uy tín của cán bộ nhà nước, làm cho quần chúng nhân dân hiểu sai chủ trương , đường lối, chính sách, của Đảng và Nhà nước, gây thiệt hại về vật chất cho cơ quan nhà nước, tổ chức, làm mất trật tự công cộng của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Lợi dụng các quyền tự do lập hội, hội họp để lập ra các tổ chức, đảng phái, hội nhóm bất hợp pháp, không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về lập hội với mục đích chống chính quyền nhân dân; lôi kéo, kích động, tụ tập đông người để hội họp trái pháp luật nhằm tuyên truyền, thảo luận, phao tin đồn nhảm, phổ biến các thông tin có nội dung bịa đặt nhằm xâm hại đến trật tự, an toàn xã hội, lợi ích khác của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
- Lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng để lôi kéo tín đồ vào các hoạt động có mục đích xấu; xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, gây mất an ninh trật tự; lợi dụng sinh hoạt, lễ nghi và lòng tin tôn giáo để rao giảng, truyền bá các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân...
Hoạt động phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được thực hiện công khai như: tiến hành viết bài để phát tán; tiến hành tuyên truyền, rao giảng trước quần chúng giáo dân trong các buổi sinh hoạt tôn giáo...

3. Thủ đoạn của các đối tượng phạm tội
Chúng thường phủ nhận hành vi phạm tội, cho rằng mình không phạm tội, việc làm của mình là vì nước, vì dân với những lý do sau:
- Hành vi mà chúng thực hiện là những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thừa nhận và cho phép;
- Hoạt động của chúng là việc thực hiện quyền tự do dân chủ theo quy định của pháp luật quốc tế;
- Hoạt động của chúng vì mục đích tốt đẹp, đấu tranh cho dân chủ, tự do, bảo vệ quyền con người, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng giúp cho Đảng, cho Nhà nước và nhân dân.
Rồi chúng lợi dụng tiện ích của mạng xã hội, của các phương tiện truyền thông để ra sức kêu gào, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Một số đối tượng ở bên ngoài tiếp sức bằng cách vu cáo “chính quyền Cộng sản chuyên quyền, độc tài để người dân oán thán; độc tài không có dân chủ; trù dập những người bất đồng chính kiến...”

4. Nguyên nhân, mục đích phạm tội
Nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thường do bức xúc vì quyền lợi cá nhân, gia đình không được quan tâm giải quyết thoả đáng; hay do lợi ích về vật chất, tinh thần.
Những sơ hở, thiếu sót của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan như: báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, Internet; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân; quản lý nhà nước về tôn giáo, văn hoá, thông tin, nghệ thuật... cũng là nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội.
Số đối tượng khác mặc dù không có bức xúc vì quyền lợi cá nhân, gia đình không được quan tâm giải quyết thoả đáng hay do lợi ích về vật chất, tinh thần cũng lao vào hà hơi, tiếp sức đồng phạm. Mục đích của bọn chúng không gì khác là muốn làm mất sự ổn định xã hội, làm cho các cơ quan tổ chức nhà nước không hoạt động bình thường được, làm cho nhân dân giảm niềm tin vào các tổ chức chính quyền nhân dân.
Đi kèm với những hành vi tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, nhiều đối tượng phạm tội được các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phản động, cá nhân chống đối ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thân, vấn đề này chắc không cần phải nói thêm nữa.
*
*    *
          Từ những phân tích nêu trên đủ biết sự cần thiết và không thể bỏ qui định của Điều 258 BLHS. Bỏ qui định này đồng nghĩa với việc sẽ không có cơ sở pháp lý để điều chỉnh những hành vi  lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (được pháp luật bảo vệ).
          Nhìn lại “tuyên bố 258” đủ biết những con chó to mồm sủa mục đích cũng chỉ vì miếng ăn mà thôi, chứ có hiểu biết gì về pháp luật. Một vài con khác với mác luật sư, tiến sĩ cũng hiểu đấy nhưng lại cố tình vi phạm, cuối cùng cũng vì chủ chứ vì nhân dân, đất nước cái nỗi gì.
            Với những con chó chỉ biết sủa khi chủ huých ra hiệu này thì không việc gì phải nể nang chúng cả, cứ ngay mõm mà phang đảm bảo im hết, nếu không chúng sẽ cắn càn đó anh em.
Trần Công Trọng


Nguồn : http://kenhvietnam.blogspot.com/2013/09/dieu-258-bo-luat-hinh-su-co-van-de.html#ixzz2hDOI5tTM
Trang chủ : http://kenhvietnam.blogspot.com. Hãy để lại nguồn bài viết để tôn trọng quyền tác giả !