PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Phản bác nhóm “Tuyên bố 258” về Tuyên bố liên quan phiên tòa Đinh Nhật Uy


Ngày 24/10/2013, nhóm Tuyên bố 258 phát đi bài viết Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về cáo trạng và phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy, nội dung cho rằng Đinh Nhật Uy bị truy tố theo Điều 258 BLHS là vi phạm Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, là sự “sự suy diễn tùy tiện, không dựa vào bất kỳ một nền tảng pháp lý, quy định cụ thể nào, với phạm vi áp dụng bao trùm lên bất kỳ sinh hoạt nào của công dân”, chủ thể bị xâm hại là Nhà nước và Nhà nước “vừa là bên điều tra, buộc tội (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân), vừa có thẩm quyền xét xử (Tòa án)”, sau đó là đề nghị lộng ngôn đòi Viện Kiểm sát nhân dân truy tố các ông lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà báo, blogger…theo Điều 258 BLHS. Có thể nói sau bản Tuyên bố 258, hành động trình/thưa/gửi tới các ĐSQ, tổ chức quốc tế để mong họ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, ngăn cản Việt Nam trở thành thành viên HDNQ LHQ, nhóm người tự nhận là “Mạng lưới Blogger Việt Nam” này tiếp tục phơi bày nhận thức hạn chế về pháp luật, lộng ngôn đến bệnh hoạn với thái độ thách thức công luận, phấp luật và thể chế.

1. Chúng tôi thêm một lần nữa giải thích về Điều 258 BLHS

Điều 258 BLHS là cần thiết, đã xác định hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là tội phạm. Cần phải hiểu rõ đây là hành vi: sử dụng các quyền tự do, dân chủ hợp pháp vào hoạt động bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, qui định tại Điều 258 BLHS không hề trái với các qui định của Hiến pháp về đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân cũng như tinh thần các văn bản quốc tế về Nhân quyền. Hậu quả, tác hại do hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân gây ra là rất lớn, bao gồm cả về vật chất lẫn tinh thần. Về vật chất, hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại gián tiếp do làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường và lợi ích bị xâm hại của cơ quan, tổ chức, công dân. Về mặt tinh thần hành vi phạm tội gây ra những ảnh hưởng, tác hại, hậu quả đối với danh dự, uy tín của tổ chức, công dân, tư tưởng, ý thức chính trị của quần chúng nhân dân và toàn xã hội.

Biểu hiện của hành vi phạm tội trên thực tế
Trên thực tế, hoạt động lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thường được thực hiện bằng các hành vi sau:
- Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản để thu thập tài liệu, chụp ảnh, ghi âm, quay phim, viết bài, soạn thảo, in ấn, phát biểu, rao giảng, trả lời phỏng vấn, đăng bài, tán phát... các tài liệu có nội dung sai sự thật hoặc sự việc chưa được xác minh, chưa được phép công bố để viết bài, đưa tin nhằm vu cáo, xuyên tạc, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân, làm tổn hại đến uy tín, sự hoạt động bình thường và các lợi ích khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Lợi dụng quyền tự do khiếu nại, tố cáo để tố cáo sai sự thật, khiếu kiện trái pháp luật; lôi kéo, kích động, ép buộc, dụ dỗ, tụ tập đông người trái phép nhằm gây áp lực, tạo dư luận nhằm bôi nhọ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm hoặc mất uy tín của cán bộ nhà nước, làm cho quần chúng nhân dân hiểu sai chủ trương , đường lối, chính sách, của Đảng và Nhà nước, gây thiệt hại về vật chất cho cơ quan nhà nước, tổ chức, làm mất trật tự công cộng của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Lợi dụng các quyền tự do lập hội, hội họp để lập ra các tổ chức, đảng phái, hội nhóm bất hợp pháp, không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về lập hội với mục đích chống chính quyền nhân dân; lôi kéo, kích động, tụ tập đông người để hội họp trái pháp luật nhằm tuyên truyền, thảo luận, phao tin đồn nhảm, phổ biến các thông tin có nội dung bịa đặt nhằm xâm hại đến trật tự, an toàn xã hội, lợi ích khác của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
- Lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng để lôi kéo tín đồ vào các hoạt động có mục đích xấu; xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, gây mất an ninh trật tự; lợi dụng sinh hoạt, lễ nghi và lòng tin tôn giáo để rao giảng, truyền bá các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân...
Hoạt động phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được thực hiện công khai như: tiến hành viết bài để phát tán; tiến hành tuyên truyền, rao giảng trước quần chúng giáo dân trong các buổi sinh hoạt tôn giáo...


2. Xét bản Cáo trạng được chụp, đăng trên Diễn đàn X-café, những thông được báo chí phản ánh, chúng tôi thấy rõ:

-  Đinh Nhật Uy đã đăng những bài viết như “Những Đảng viên dám nhìn vào sự thật” ngày 19/12/2012 có  nội dung đánh giá về năng lực, cách thức điều hành đất nước với lời lẽ xúc phạm những người đứng đầu Chính phủ

- Tin đăng ngày 21/12/2013 có lời lẽ khiếm nhã, xúc phạm đến bà Đặng Thị Thâm (Nhà đối diện với nhà Đinh Nhật Uy) và bà bày đã có đơn đề nghị xử lý bằng pháp luật với Uy.

- Bài viết ngày 2/3/2013 của Đinh Nhật UY có những từ ngữ thô tục, xâm hại đến thương hiệu Tập đoàn bưu chính Viễn thông Quân đội (Viettel)  và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và các cơ quan, tổ chức này đã có yêu cầu xử lý bằng pháp luật với Uy.-

- Những bài viết, tin đăng trên Facebook của Uy đã được nhiều người đọc, thể hiện sự ủng hộ (bằng like), chia sẻ trên mạng Internet và bình luận với lời lẽ bôi xấu, xúc phạm đến Nhà nước, tổ chức, cá nhân nêu trên (đây là cơ sở chứng minh hậu quả của hành vi, đồng thời Uy cũng phải chịu trách nhiệm với  những bình luận lời lẽ xấu trên Facebook  của bản thân).

Những hành vi trên của Đinh Nhật Uy đã chứng minh  Uy  lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, để thu thập tài liệu, viết bài, phát biểu, đăng bài, tán phát... các tài liệu có nội dung sai sự thật, thiếu căn cứ nhằm bôi nhọ cá nhân (bà Đặng Thị Thâm), làm tổn hại đến uy tín và các lợi ích chính đáng, hợp pháp của 2 tổ chức viễn thông (Viettel, VNPT), Chính phủ,ngành công an, một số cơ quan, chính quyền và hậu quả đã “tác động” đến người đọc, người tiếp nhận thông tin sai lệch đó. Như vậy về mặt khách quan, các hành vi của Đinh Nhật Uy đã đủ cấu thành tội phạm theo Điều 258 BLHS. Việc xử lý Uy là nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội tiếp diễn, không để tiếp tục gây hậu quả, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước, giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật và làm gương, phòng ngừa hoạt động phạm tội tương tự phát sinh.

3. Với nhóm “Tuyên bố 258”

Với bản Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về cáo trạng và phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy nêu trên đã chứng tỏ nhóm “Tuyên bố 258” tiếp tục phát huy sở trường lộng ngôn, xuyên tạc pháp luật và “kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc coi sự kiện truy tố và xét xử Đinh Nhật Uy là một trong những vấn đề cần xem xét trong việc Việt Nam ứng cử để trở thành thành viên của Hội đồng”, cho thấy việc chúng tôi – những thành viên của Hội Những Người Phản Bác “Tuyên bố 258” thấy cần tiếp tục lên án nhóm người thiếu số mạo danh/tiếm danh cộng đồng blogger Việt Nam xuyên tạc pháp luật Việt Nam, vận động Hội đồng Nhân quyền LHQ và quốc tế cản trở Việt Nam trở thành thành viên, đe dọa/gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân, quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi đề nghị các cơ quan pháp luật cần xác định rõ những kẻ khởi xướng, soạn thảo những văn bản đáng lên án trên và có hình thức xử lý thỏa đáng. Đồng thời chúng tôi tiếp tục kêu gọi các bạn, các anh chị, cô chú bác ủng hộ hoạt động của Hội Những Người Phản bác “Tuyên bố 258”, ký tên ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Hành động của chúng ta là “một bằng chứng khẳng định tiếng nói của cộng đồng mạng đồng thời cũng là minh chứng rõ ràng chứng minh sự thật về thực thi nhân quyền tại Việt Nam” tới công luận, tới các bạn bè quốc tế trước những lời lẽ xuyên tạc, chống phá của nhóm người tham gia “Tuyên bố 258” và đồng bọn của chúng ở trong và ngoài nước.
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com

P/S: Chữ ký ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc xin điền vào mẫu http://tinyurl.com/unghovietnam với đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú và số điện thoại (Lưu ý số điện thoại chỉ dùng để thẩm định, kiểm chứng việc tự nguyện/danh tính ký tên là xác thực, không công khai). Hoặc chữ ký cũng có thể gửi về địa chỉ thư điện tửphanbactuyenbo258@gmail.com . Thời hạn ký tên từ 20h ngày 23/10/2013 đến 24h ngày 10/11/2013. Chúng tôi sẽ tập hợp danh sách này công khai trên các phương tiện truyền thông trong - ngoài nước, gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét