PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ “TUYÊN BỐ 258"



      Bạn đã từng nghe về “tuyên bố 258”? Tuy nhiên bạn chưa hiểu rõ nó thực sự là cái gì? Bạn nhận được lời yêu cầu hãy kí tên “ủng hộ tuyên bố 258” hoặc “phản đối tuyên bố 258” nhưng bạn đang phân vân? Vậy thì hãy đọc bài viết này và sau đó bạn sẽ có thể đưa ra lựa chọn của mình về tuyên bố 258.
      Ngày 18 tháng 07 vừa qua, một nhóm blogger Việt Nam đã đồng loạt đăng tải một tuyên bố kêu gọi Việt Nam sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc lấy tên là “Tuyên bố 258”. Mục đích của nhóm blogger này là muốn xóa bỏ vào điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nội dung của điều 258 - Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định như sau :
      Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
      1.Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
      2.Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Tuyên bố 258 đã được gửi đến các tổ chức quốc tế, cơ quan thông tấn ngoại quốc trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang muốn làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc như đại sứ EU, đại sứ Đức tại Việt Nam...
      Tuyên bố nói rằng các blogger muốn “cung cấp cái nhìn chân thực hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam cho cộng đồng quốc tế, chứng tỏ với các tổ chức hữu trách toàn cầu về những vi phạm có hệ thống của chính quyền Việt Nam đối với những cam kết về nhân quyền mà họ đã từng ký kết và thông qua.”

      Chương V của Hiến Pháp Việt Nam 1992 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
      Trong đó nêu rõ mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội, tự do tư tưởng..., tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc...Điều này hoàn toàn phù hợp với quan niệm tiến bộ về nhân quyền của quốc tế. Như vậy, không thể nói là pháp luật Việt Nam không đúng với các cam kết nhân quyền mà Việt Nam đã kí kết.
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ
Một sự thật không thể chối cãi đó là bất cứ người nào sinh ra cũng được hưởng quyền lợi như một con người. Tuy nhiên, tùy vào mức độ pháp triển của xã hội mà quyền lợi đó được đáp ứng đến mức độ nào. Nhưng một điều không thể thay đổi đó là quyền lợi của một cá nhân không thể đứng trên quyền lợi của quốc gia dân tộc, không thể vì đáp ứng quyền lợi của mình mà xâm hại đến quyền lợi chung của xã hội, cộng đồng, tập thể. Mặt khác, cũng không thể vì quyền lợi của mình mà xâm phạm đến quyền hợp pháp của người khác. Chính vì thế, không có một xã hội nào chấp nhận một sự tự do không có giới hạn nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội và quyền lợi công bằng cho tất cả các cá nhân trong xã hội đó.
      Ở Việt Nam, để hạn chế việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm hại đến lợi ích quốc gia và của công dân khác, Nhà nước đã quy định điều 258 trong Bộ luật Hình sự với nội dung như trên.
Hay như ở Mỹ và một số quốc gia khác có kinh tế phát triển thì đó cũng không phải là ngoại lệ. Ví dụ như có nhiều bang tại Mỹ, công dân có quyền tự do sử dụng vũ khí, tuy nhiên, người đó không thể lợi dụng quyền tự do đó để giết người hay phá hoại tài sản công cộng, những hành vi đó đều vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm.
      Trên dây, tôi chỉ xin nêu lên những thông tin khách quan nhất trong khả năng của mình để giúp cho một bộ phận cộng đồng mạng tránh khỏi tình trạng hoang mang về những thông tin trái chiều nhau trong thời gian qua. Hẳn sau khi đọc xong bạn đã đưa ra sự lựa chọn của mình?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét